VẮC-XIN LÀ MỘT PHẦN CỦA CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHÒNG NGỪA TOÀN DIỆN

Trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thú cưng, tiêm phòng định kỳ cần được ưu tiên. Thảo luận về tiêm phòng là một phần quan trọng trong các buổi kiểm tra hàng năm, với kế hoạch chăm sóc sức khỏe phòng ngừa được thiết kế dựa trên độ tuổi, giống loài, lối sống, môi trường và hoạt động di chuyển của thú cưng và chủ nuôi. Bên cạnh việc xem xét phát hiện, điều trị và phòng ngừa ký sinh trùng ngoài và trong cơ thể, phòng chống bệnh truyền qua véc-tơ và bệnh lây từ động vật sang người, chăm sóc răng miệng, tư vấn dinh dưỡng, đánh giá và tư vấn hành vi, cũng như xác định sự cần thiết của các lần kiểm tra bổ sung thường xuyên và phù hợp hơn cho thú cưng.
Các nghiên cứu về chó và mèo tại Anh được tiêm phòng bệnh dại lần đầu tiên để đi du lịch cho thấy rõ rằng nhiều động vật lớn tuổi không đạt được mức kháng thể tối thiểu theo yêu cầu pháp lý (Kennedy et al., 2007; Mansfield et al., 2004). Ngược lại, các động vật trẻ tuổi có khả năng được miễn dịch thành công cao hơn.
TÁC ĐỘNG CỦA KHÁNG THỂ TỪ MẸ ĐẾN VIỆC TIÊM PHÒNG
Ở hầu hết chó con và mèo con, kháng thể từ mẹ truyền (MDA - maternally derived antibody) giảm xuống mức cho phép hệ miễn dịch tạo phản ứng tích cực với vắc-xin vào khoảng 8 đến 12 tuần tuổi. Những chó con có lượng MDA thấp có thể dễ bị tổn thương (và có khả năng đáp ứng với vắc-xin) ở độ tuổi sớm hơn, trong khi những con khác có thể sở hữu lượng MDA cao đến mức không thể đáp ứng với vắc-xin cho đến khi ≥12 tuần tuổi (Friedrich & Truyen, 2000; Thibault et al., 2016).
HÌNH 1. Nồng độ kháng thể từ mẹ truyền (MDA) cho chó con hoặc mèo con giảm dần theo thời gian. Biểu đồ này minh họa nồng độ kháng thể trong huyết thanh (Ab) của chó con trên trục dọc và độ tuổi tính bằng tuần trên trục ngang.
Kháng thể trong ví dụ này là kháng thể chống lại virus parvo ở chó, nhưng nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho cả chó con và mèo con đối với nhiều tác nhân gây bệnh khác.
Ngay sau khi sinh, chó con này nhận được một lượng đáng kể kháng thể chống virus parvo từ mẹ qua sữa đầu (colostrum). Đây được gọi là "kháng thể từ mẹ truyền" hoặc MDA (đường màu đỏ). MDA giảm dần theo cấp số mũ với chu kỳ bán rã khoảng 9 đến 10 ngày.
Các biểu tượng ống tiêm đại diện cho các mũi tiêm vắc-xin, trong đó mũi tiêm đầu tiên được thực hiện khi chó con 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, mũi tiêm đầu tiên này không tạo được miễn dịch cho chó con do MDA can thiệp, làm trung hòa vắc-xin. Điều tương tự cũng xảy ra với hai lần tiêm tiếp theo.
Khi chó con 8 tuần tuổi, nồng độ MDA giảm xuống dưới mức cần thiết để bảo vệ chống lại sự tấn công vừa phải của virus parvo ở chó, khiến nó dễ mắc bệnh viêm ruột do parvovirus. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, nồng độ MDA vẫn đủ cao để cản trở vắc-xin và ngăn chặn việc tạo miễn dịch chủ động.
Khoảng 13,5 tuần tuổi, nồng độ MDA giảm đủ thấp để cho phép tiêm phòng có hiệu quả. Ở 16 tuần tuổi, chó con được tiêm nhắc lại và nhanh chóng tạo ra phản ứng miễn dịch chủ động của riêng mình (đường cong màu xanh).
Hình chữ nhật màu hồng giữa các đường nét đứt biểu thị "khoảng thời gian dễ nhiễm bệnh" của chó con này, khi nó dễ bị bệnh do parvovirus. Một số chó con có thể nhận nhiều hơn hoặc ít hơn đáng kể MDA so với chó con trong ví dụ này. Đây là lý do tại sao vắc-xin được tiêm lặp lại mỗi 2 đến 4 tuần để thu hẹp "khoảng thời gian dễ nhiễm bệnh" của chó con và mèo con ở mức tối đa có thể.
Chú thích:
- Ab: Kháng thể
- MDA: Kháng thể từ mẹ truyền
- Biểu tượng ống tiêm: Tiêm vắc-xin
Vắc-xin khuyến nghị bắt buộc cho cún cưng
Vắc-xin cốt lõi dành cho chó, áp dụng trên toàn thế giới, bảo vệ chống lại các bệnh do virus care ở chó (canine distemper virus - CDV), virus adeno ở chó (canine adenovirus - CAV) và virus parvo loại 2 ở chó (canine parvovirus type 2 - CPV) gây ra. Ngoài ra, tại một số khu vực nhất định, bác sĩ thú y còn xem các vắc-xin khác, như bệnh leptospirosis, bệnh dại. Ở bất kỳ nơi nào bệnh dại là bệnh lưu hành, tất cả chó và mèo nên được tiêm phòng để bảo vệ cả vật nuôi lẫn con người, ngay cả khi pháp luật không yêu cầu. Các chiến dịch tiêm phòng hàng loạt cho chó đã chứng minh khả năng giảm đáng kể hoặc loại bỏ hoàn toàn các ca bệnh dại (Zimmer et al., 2018).
Nhóm Hướng dẫn Tiêm phòng (VGG) khuyến nghị tiêm phòng ban đầu cho chó con chống lại virus care (CDV), virus adeno (CAV) và virus parvo loại 2 (CPV) ở độ tuổi 6 đến 8 tuần, sau đó tiếp tục tiêm mỗi 2 đến 4 tuần cho đến khi chó con đạt 16 tuần tuổi hoặc lớn hơn. Việc tiêm phòng thường xuyên hơn sẽ giúp thu hẹp (hoặc rút ngắn) "khoảng thời gian dễ nhiễm bệnh" của chó con. Tuy nhiên, không khuyến nghị tiêm phòng thường xuyên hơn 2 tuần/lần.
Do đó, số lượng các mũi tiêm vắc-xin cốt lõi ban đầu sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi bắt đầu tiêm phòng và khoảng thời gian giữa các mũi tiêm. Trong số các mũi tiêm ban đầu này, mũi quan trọng nhất là mũi được tiêm khi chó con đạt 16 tuần tuổi hoặc lớn hơn.
Vắc-xin khuyến nghị bắt buộc cho mèo cưng
Vắc-xin cốt lõi cho mèo, áp dụng trên toàn thế giới, bao gồm các loại bảo vệ chống lại virus giảm bạch cầu ở mèo (feline panleukopenia virus - FPV), virus herpes ở mèo (feline herpesvirus - FHV) và virus calici ở mèo (feline calicivirus - FCV).
Nhóm Hướng dẫn Tiêm phòng (VGG) khuyến nghị tiêm vắc-xin cốt lõi ba mũi đầu tiên cho mèo con ở độ tuổi 6 đến 8 tuần, sau đó tiếp tục tiêm mỗi 2 đến 4 tuần cho đến khi mèo đạt 16 tuần tuổi hoặc lớn hơn. Một liều tiêm nhắc lại tiếp theo nên được thực hiện khi mèo đạt 6,5 tháng tuổi hoặc lớn hơn, khi kháng thể từ mẹ truyền (MDA) có khả năng đã giảm đủ thấp để tất cả mèo con có thể đáp ứng hiệu quả với vắc-xin.
Tiêm phòng dại:
Lịch tiêm phòng dại phụ thuộc vào khu vực có nguy cơ phơi nhiễm bệnh dại cao. Ưu tiên tuân thủ quy định địa phương về quản lý tình hình dịch bệnh dại và theo hướng dẫn sử dụng của các loại vắc-xin sản xuất tại địa phương.
Rabisin (vaccine Dại), thương hiệu: Boehringer Ingelheim
Tài liệu tham khảo:
Squires, R. A., Crawford, C., Marcondes, M., & Whitley, N. (2024). 2024 guidelines for the vaccination of dogs and cats – compiled by the Vaccination Guidelines Group (VGG) of the World Small Animal Veterinary Association (WSAVA).
Rabisin (vaccine Dại), thương hiệu: Boehringer Ingelheim